Dấu chân hóa thạch với sự xuất hiện của Bọ ba thùy đã làm chấn động giới khoa học, nó đã làm lung lay thuyết tiến hóa của Đác-uyn (Darwin).
Theo thuyết tiến hóa của Đác-uyn thì con người là do một loài vượn cổ, hay còn gọi là vượn nhân hình – Hominid tiến hóa thành. Loài vượn này sống ở cuối thế kỷ thứ ba thời đại Tân Sinh, cách ngày nay khoảng hơn 6 triệu năm. Sau hàng triệu năm tiến hóa thì đến khoảng 40.000 năm trước đây, người hiện đại hay người tinh khôn – Homo Sapiens đã ra đời. Homo Sapiens có cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay.
Tuy nhiên, càng về sau này người ta càng phát hiện ra được những di tích hóa thạch cho thấy con người đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Những khám phá này khiến chúng ta phải thực sự nhìn nhận lại thuyết tiến hóa của Darwin cũng như nguồn gốc của con người.
Hóa thạch có dấu chân giẫm lên Bọ ba thùy
Năm 1968, William J. Meister đã phát hiện ra hóa thạch dấu chân Bọ ba thùy (có tên gọi theo khoa học là Trilobite có nghĩa là Tam diệp trùng, con côn trùng có 3 thuỳ) tại Hoa Kỳ. Chiếc giày này có chiều dài 26 cm và chiều rộng 9 cm; đây là kích thước phổ biến của giày nam dành cho người lớn; cụ thể là size 41 của châu Âu (rộng 3,5 inch và dài 10,25 inch).
Vào ngày 16/6/1968, tờ “The Deseret News” đã đăng một bài báo với tiêu đề “Những hóa thạch gây bối rối được khai quật”, đưa tin về việc phát hiện ra hóa thạch với các dấu chân. Bài báo có đính kèm thêm các hình ảnh chụp hóa thạch. Rất nhanh sau đó, các tờ báo khắp nước Mỹ đều đưa tin về việc này. Các nhà khoa học lập tức đến địa phương đó để tiến hành một cuộc điều tra chi tiết hơn.
Bọ ba thùy là loài động vật cổ đại xuất hiện trong kỷ Cambri (kỷ Hàn Vũ) cách nay 560 triệu năm; và nó đã bị tuyệt chủng hoàn toàn vào kỷ Permi cách đây 240 triệu năm. Việc phát hiện ra hóa thạch này đã gây ra những xung đột nghiêm trọng với thuyết tiến hóa.
Thuyết tiến hóa bị lung lay
Các hóa thạch đã chỉ ra rằng con người và loài Bọ ba thùy đã từng sống trong một thời kỳ. Các nhà địa chất học theo thuyết tiến hóa đã không thừa nhận phát hiện này, không những thế còn muốn tìm cách để tiêu hủy bằng chứng. Theo Meister, khi ông phát hiện ra hóa thạch thì các nhà địa chất đã muốn mua lại nó với giá 250.000 đô la Mỹ, họ còn nói rằng: “Tôi sẽ tiêu hủy nó. Nó đã phá hủy toàn bộ cuộc đời làm địa chất của tôi”.
Tuy nhiên, cũng có nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc. Nhà địa chất học Leland J. Davis đã khảo sát một cách cẩn thận tình hình địa chất của khu vực đó. Ông xác nhận rằng vật thể mà trên đó tìm thấy các hóa thạch chắc chắn là loại đá thuộc Kỷ Cambri. Hơn nữa ông còn tìm được những hóa thạch khác.
Giáo sư ngành luyện kim Melvin A. Cook của trường đại học Utah đã ca ngợi phát hiện này là “Mẫu hóa thạch dấu chân người đáng chú ý nhất” (most remarkable specimen of a fossil human footprint). Cũng tại nơi đó, các nhà địa chất cũng tìm được nhiều hóa thạch dấu chân người khác. Trong đó có dấu chân của một đứa trẻ đi chân trần giẫm lên (barefoot child).
Phân tích khoa học cho thấy tính xác thực của hóa thạch
Khoa học gia Cordell VanHuse đã sử dụng một chiếc cưa điện lưỡi kim cương để cắt hóa thạch dấu chân của đứa trẻ đi chân trần thành nhiều mảnh. Sau đó nghiên cứu mặt cắt để phân tích tính xác thực của các dấu chân.
Nếu hóa thạch được chạm khắc nhân tạo thì cấu trúc bên trong nó sẽ không có đường áp lực được hình thành khi người ta giẫm chân lên. Qua phân tích mặt cắt, VanHuse đã phát hiện ra đường vân bên trong phù hợp với hình dạng lõm của dấu chân; đặc biệt có thể thấy rõ các đường áp lực của ngón chân và gót chân. Đây xác thực là hóa thạch dấu chân của một đứa trẻ chân thực.
- Người khổng lồ có thực sự tồn tại?
- Thí nghiệm chấn động thế giới của Backster, chuyên gia CIA: Thực vật có cảm tình
Phát hiện nhiều dấu chân hóa thạch khác nhau
Trên thực tế là hóa thạch dấu chân người tiền sử đã được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Dưới đây xin dẫn ra 3 ví dụ:
Dấu chân Nevada (the nevada footprint): Hóa thạch gót giày được tìm thấy ở Fisher Canyon, Nevada, Hoa Kỳ. Qua kính hiển vi có thể nhìn thấy rõ ràng những đường vân trên đế giày. Hóa thạch này đến từ Kỷ Trias (kỷ Tam Điệp), nó có niên đại cách đây 205 triệu đến 250 triệu năm.
Dấu chân Zapata (the zapata track): Hóa thạch dấu chân được tìm thấy gần núi Robredo ở New Mexico, Hoa Kỳ. Những hóa thạch này đến từ địa tầng kỷ Permi (kỷ Nhị Điệp), với niên đại cách đây 248 triệu đến 290 triệu năm.
Dấu chân Quận Rockcastle: 10 dấu chân người hoàn chỉnh và một số dấu chân rời rạc đã được phát hiện ở Quận Rockcastle, Kentucky, Hoa Kỳ. Chúng nằm bên trong sa thạch của Kỷ Carbon. Tuổi của hóa thạch có thể bắt nguồn từ 320 đến 360 triệu năm trước.
Thuyết tiến hóa phải chăng là sai lầm?
Những hóa thạch này còn rất nhiều, nhưng điều đáng chú ý là các di tích lịch sử của nền văn minh tiền sử đa phần đều bị phá hủy. Hầu hết những thứ còn được bảo tồn đều là do các nhà sưu tập cá nhân bảo vệ.
Có thể kể ra đây một trường hợp tại khu vực Glen Rose của Texas, Hoa Kỳ. Ở đây từng có một lượng lớn dấu chân khủng long xen lẫn dấu chân người. Nhưng khoảng vào năm 1970, khi chính phủ thành lập Công viên Tiểu bang Thung lũng Khủng long thì những dấu chân người này đã bị phá hủy một cách bí mật.
Thuyết tiến hóa sơ hở trăm bề nhưng lại được giới khoa học tôn sùng, dấu chân hóa thạch trên đây là một trong những bằng chứng xác đáng cho thấy con người không phải tiến hoá từ loài khỉ.
Theo Chánh Kiến