Xá lợi Phật là thánh vật do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi nhập niết bàn để lại. Các chuyên gia đã phát hiện được điều bí ẩn bên trong nó.
Hầu hết mọi người chúng ta đều chỉ nghe qua về xá lợi mà chưa từng nhìn thấy bảo vật này. Đây là thánh vật của Phật gia với hình dạng óng ánh, trong sáng. Nguồn gốc của nó vẫn là một bí ẩn. Năm 2014, cơ quan đá quý của Bỉ đã tiến hành giám định xá lợi Phật. Kết quả giám định khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc. Họ đã phát hiện ra điều gì bên trong?
Tại sao chọn cơ quan đá quý của Bỉ để giám định xá lợi Phật?
Từ thế kỷ 15, thành phố Antwerp của Bỉ là trung tâm kim cương của thế giới. Tay nghề của các nghệ nhân kim cương ở đây đã được công nhận là xuất sắc nhất trên thế giới. Năm 1973, Tổ chức chuyên giám định kim cương (viết tắt là HRD) được thành lập tại Antwerp để cấp chứng nhận kim cương và các loại đá quý khác theo tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
Họ sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại nhất để phân tích kiểm tra kim cương. Năm 1975, Viện đá quý quốc tế (viết tắt là IGI) cũng được thành lập ở Antwerp của Bỉ. Viện có phòng thí nghiệm giám định đá quý độc lập lớn nhất thế giới và cơ sở giáo dục nghiên cứu đá quý.
Antwerp xứng đáng được coi là thủ phủ của kim cương. Vì vậy, xá lợi Phật được giao cho tổ chức của Antwerp ở Bỉ để giám định.
Kết quả giám định khiến mọi người chấn động
Thông thường những giáo đồ thành kính vô cùng phản đối việc đem thánh vật của Phật giáo đi thí nghiệm. Vì vậy phải đến năm 2014, chùa Phật Cung ở huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây mới đưa xá lợi răng của Phật Thích Ca Mâu Ni do chùa thờ cúng đến Chi nhánh Hồng Kong của Hiệp hội đá quý AGS của Antwerp, Bỉ để kiểm tra. Sau nhiều lần thí nghiệm và phân tích dữ liệu, tiến sĩ Cao Bân đã đưa ra kết quả như sau:
Xá lợi Phật từ hình dạng bên ngoài có thể thấy rằng không có bất kỳ dấu vết nhân tạo nào. Điều này phá bỏ đi nghi ngờ xá lợi Phật là điều bịa đặt, không có thực.
Bên trong xá lợi có 99,97% cacbon và 0,03% lưu huỳnh, kẽm, silic, stronti phù hợp với thành phần của kim cương. Dưới áp lực lớn, xá lợi tử vẫn hoàn toàn nguyên vẹn. Điều này cho thấy độ cứng của xá lợi tương tự như một viên kim cương. Như mọi người đã biết, kim cương là vật liệu cứng nhất trong tự nhiên.
Các phân tử cacbon trong xá lợi đem đi thí nghiệm, phát hiện rằng nó được sắp xếp trong một hệ thống tinh thể đồng đều hình lục giác. Điều này có nghĩa là gì? Hệ tinh thể ba nghiêng là thuỷ tinh, hệ tinh thể lập phương là kim cương và hệ tinh thể lục giác là thiên thạch. Điều này có nghĩa là độ cứng của xá lợi còn cao hơn kim cương rất nhiều, sánh ngang với thiên thạch. Mà thiên thạch không phải là vật chất trên trái đất này, nó là một vật thể ngoài hành tinh.
Sau đó, một khám phá thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn được phát hiện.
Tiến sĩ Cao Bân dùng kính hiển vi điện tử để phóng đại xá lợi 1000 lần. Điều bất ngờ là ông đã thấy được hình ảnh của Đức Phật ở bên trong. Trong đó một viên xá lợi thực sự cho thấy các bức tượng ngồi của năm vị Phật. Điều này phù hợp với hình tượng Ngũ phương Phật trong Phật giáo. Điều này thật phi thường!
Kết quả thí nghiệm này cũng khiến tiến sĩ Cao Bân vô cùng ngạc nhiên mà thốt lên: “thật thần kỳ!”. Ông vui mừng đến mức rơi nước mắt và bái lạy không ngừng trước xá lợi răng của Đức Phật.
Nhiều điều trước đây được coi là “mê tín” đã được khoa học chứng thực.
Ngũ Phương Phật là gì?
Ngũ Phương Phật hay còn gọi là Ngũ Phương Như Lai, Ngũ Trí Như Lai có nguồn gốc từ tư tưởng của Kim cương giới của Mật Tông. Trong đó, có năm phương vị là đông, nam, tây, bắc và trung tâm tương ứng với mỗi vị Phật chủ trì.
Bao gồm:
- Phật Đại Nhật Như Lai (Vairocana) ở trung tâm
- Phật Bất Động (Akshobhya) ở phương Đông
- Phật A Di Đà (Amitabha) ở phương Tây
- Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava) ở phía Nam
- Phật Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) ở phía Bắc.
Ngũ Phương Phật có phương hướng, màu sắc, thủ ấn, vật để cưỡi khác nhau. Đại biểu cho năm loại trí huệ, công đức hàng phục Ngũ Độc và cứu độ tất cả chúng sinh.
Xá lợi đem đi thực nghiệm được tìm thấy ở đâu?
Ở huyện Ứng của tỉnh Sơn Tây có một ngôi toà tháp gỗ nổi tiếng gọi là tháp gỗ Huyện Ứng, còn được gọi là Phật Cung Tự Thích Ca tháp. Tháp gỗ được xây dựng vào năm 1056 SCN, trong triều đại Bắc Tống và nhà Liêu. Tháp cao 67,31 mét và tổng trọng lượng khoảng 7.400 tấn.
Về mặt cấu trúc, thiết kế của tháp rất tài tình. Toàn bộ tháp từ trên xuống dưới không hề có đinh sắt mà tất cả đều được làm bằng các bộ phận cấu thành từ gỗ đan xen với nhau. Đây là kiến trúc lầu các cấu tạo hoàn toàn bằng gỗ cao nhất và cổ xưa nhất hiện có trên thế giới. Đây có thể được xem là điển hình của kiến trúc cổ trên thế giới. Tháp gỗ Huyện Ứng, Tháp nghiêng Pisa ở Ý và Tháp Eiffel ở Paris còn được mệnh danh là “Tam đại kỳ tháp trên thế giới”.
Vào năm 1966 và 1974, hai viên xá lợi răng của Đức Phật được khai quật từ tòa tháp gỗ ở huyện Ứng. Vì vậy, nơi đây cũng đã trở thành thánh địa văn hóa của Phật giáo.
Điều gì đã xảy ra với xá lợi của Đức Phật Thích Ca?
Theo ghi chép lịch sử Phật giáo, người sáng lập Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (563/480 TCN – 483/400 TCN) đã viên tịch ở tuổi 80. Sau khi hỏa táng, toàn thân của ông biến thành một thân thể kim cương. Lúc đó, đã có người đụng vào thì đột nhiên toàn thân hóa thành rất nhiều vật chất óng ánh, trong suốt, ngũ quang thập sắc, vô cùng cứng rắn, rải rác khắp mặt đất.
Đây chính là xá lợi, thường được gọi là xá lợi tử. Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là xá lợi Phật. Trong đó có đỉnh đầu, hai xương đòn, bốn răng Phật, một viên ngọc xá lợi ngón giữa và 84.000 viên xá lợi hình ngọc trai. Những viên màu trắng là xá lợi bằng xương, những viên màu đen là xá lợi tóc, và những viên màu đỏ là xá lợi thịt. Xá lợi xưa nay luôn được coi là báu vật của Phật môn.
Vào thời điểm đó, tám vị vua của Ấn Độ cổ đại đã cử sứ giả đến địa điểm hỏa táng để yêu cầu trả lại xá lợi Phật. Lúc đó, đã không xảy ra tranh chấp nào, các bên thông qua hương tử của Bà La Môn để thương lượng. Cuối cùng, xá lợi Phật được chia đều cho tám vị vua. Các quốc gia mang các xá lợi về nước của họ, xây dựng các xá lợi tháp để thờ cúng và tổ chức các nghi lễ một cách thường xuyên.
Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Trung Quốc như thế nào?
Điều này phải nhắc đến một nhân vật, ông ấy là vị vua A Dục Vương (Ashoka) của Vương triều Maurya của Ấn Độ.
A-du-già Khổng Tước (khoảng 304 TCN – 232 TCN), được gọi tắt là A Dục Vương, là quốc vương đời thứ 3 của Vương triều Maurya ở Ấn Độ. Ông ấy cực kỳ mạnh mẽ, dũng cảm và thiện chiến. Từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN, sau nhiều cuộc chiến, ông đã thống trị phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ. Lãnh thổ của vương triều đã mở rộng sang Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Iran, Nepal, Pakistan và Sri Lanka với diện tích 4.200.000 km2.
Vào năm thứ 8 sau khi lên ngôi, A Dục Vương chinh phục vương quốc Kalinga. Khi đó, ông đã chứng kiến một lượng lớn các vụ thảm sát và vô cùng hối hận. Bắt đầu từ năm thứ 9 sau khi lên ngôi, ông thành kính tín ngưỡng Phật giáo và ông muốn cai trị đất nước một cách hòa bình. Sau đó, ông không bao giờ đàn áp các tôn giáo, quyên góp hào phóng cho Phật giáo, Bà La Môn giáo và Kỳ Na giáo. A Dục Vương nhấn mạnh sự khoan dung và chủ nghĩa không bạo lực. Ông đã trị vì đất nước trong vòng 41 năm và nhận được sự ủng hộ của người dân.
Để quảng bá Phật giáo, A Dục Vương đã chia xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành 8.400 phần. Sau đó, ông phái một nhóm nhà sư đưa đến các quốc gia khác nhau. Vào khoảng năm 240 TCN, trước khi nước Tần thống nhất đất nước, vua Ashoka đã sắp xếp để nhà sư Thích Lợi Bàng hộ tống xá lợi xương của Đức Phật đến tận vùng Trung Nguyên của Trung Quốc.
A Dục Vương là một trong những vị vua vĩ đại của Ấn Độ. Trong thời gian trị vì của mình, ông không chỉ đưa Ấn Độ cổ đại trở thành một quốc gia hùng mạnh chưa từng có trong lịch sử, mà còn mang lại sự thịnh vượng cho Phật giáo. Người đời sau còn gọi ông là “Hộ pháp của Phật giáo”.
Những nơi nào khác ở Trung Quốc lưu giữ xá lợi thực sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni?
- Chùa Đại Báo Ân (trước đây là Chùa Trường Càn vào thời Bắc Tống) ở huyện Tân Hoài, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô – Xá lợi đỉnh đầu Phật.
- Chùa Ashoka, huyện Âm Châu, Thành phố Ninh Ba, Tỉnh Chiết Giang – Xá lợi xương Phật.
- Chùa Pháp Môn, huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây (nay nằm trong Khu thắng cảnh văn hóa Chùa Pháp Môn) – Xá lợi ngón tay Phật.
- Chùa Linh Quang ở Bát Đại, Tây Sơn, Bắc Kinh – Xá lợi răng Phật.
- Chùa Nang Cực Lạp Trai ở Tây Tạng – Xá lợi răng Phật.
- Chùa Nam Hoa ở thành phố Thiều Quan, Quảng Đông – Xá lợi xương Phật.
- Chùa Lôi Phong ở Hàng Châu – Xá lợi tóc Phật.
- Chùa Thừa Thiên ở Ngân Xuyên, Ninh Hạ – Xá lợi xương đỉnh đầu Phật.
- Chùa Khánh Sơn ở Lâm Đồng, Tây An – Xá lợi thân Phật.
- Chùa Phật Cung, huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây – Xá lợi răng Phật.
- Tháp Thái tử Linh Tung ở huyện Vấn Thượng, Sơn Đông – Xá lợi răng Phật.
- Tượng Phật Thiên Đàn Hồng Kông – Xá lợi xương Phật.
Xá lợi Phật cứng hơn cả kim cương và bên trong còn mang hình tượng Phật, là thánh vật mà Đức Phật để lại để minh chứng cho sự nhiệm mùa của Phật Pháp.
Theo Sound of hope